Từ sáng sớm tinh sương, ca sĩ Phương Loan – vợ cố danh hài Chí Tài cùng một số nghệ sĩ đã đi trao nhà tình thương được xây dựng từ Quỹ từ thiện Chí Tài.
Dù đã mất được hơn 1 năm nhưng Quỹ từ thiện mang tên cố nghệ sĩ <Chí Tài vẫn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc đối với nhiều người kém may mắn.
Ngày hôm qua, ca sĩ Phương Loan (vợ cố danh hài Chí Tài) và một số anh em nghệ sĩ ở Việt Nam đã có chuyến đi trao nhà từ thiện tại Quảng Nam. Dù là nhà tình thương do khán giả, nghệ sĩ và Quỹ từ thiện Chí Tài nhưng nhà được xây kiên cố và rất đẹp.
Ngày hôm qua, vợ Chí Tài cùng Hoàng Mập và đoàn đã đi trao được 13 trong tổng số 36 căn nhà tình thương được xây dựng từ quỹ từ thiện nghệ sĩ Chí Tài. (ảnh do Hoàng Mập cung cấp).
Là một trong những nghệ sĩ tham gia trao tặng nhà từ thiện cùng vợ cố danh hài Chí Tài, đạo diễn Hoàng Mập mới đăng tải một clip ngắn trong chuyến đi này.
Trong clip này, Hoàng Mập cho biết, quỹ xây dựng tổng cộng 36 căn. Tuy nhiên, ngày hôm qua, đoàn mới đi trao được 13 căn. 23 căn còn lại đa số là nằm trên núi, đi lại khó khăn. Nếu muốn đi trao hết thì các nghệ sĩ sẽ phải ở lại Quảng Nam khoảng 1 tuần lễ.
“36 căn nhà của quỹ nghệ sĩ Chí Tài. Hôm nay, Hoàng Mập với chị Phương Loan, vợ anh Chí Tài đi từ sáng sớm tinh sương, lúc 5, 6 giờ sáng mà tới tối mới được 13 căn. Nhà đẹp dễ sợ. Nhà nào cũng đẹp hết“, Hoàng Mập nói.
Vợ Chí Tài dự kiến ở Việt Nam tới cuối tháng 3. Chị được các đồng nghiệp của chồng đón tiếp nhiệt tình, đặc biệt là vợ chồng Việt Hương.
Được biết, ca sĩ Phương Loan đã về nước ngày 14/2. Sau khi đáp xuống sân bay, vợ cố nghệ sĩ Chí Tài đã được cách ly theo quy định. Nữ ca sĩ dự định ở Việt Nam khoảng 1 tháng để xử lý một số công việc còn tồn đọng và căn nhà của chồng.
Một trong những công việc đó là nữ ca sĩ đi trao nhà tình thương mà quỹ từ thiện nghệ sĩ Chí Tài cùng khán giả, nghệ sĩ trao tặng cho bà con nghèo tại tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh đó, Phương Loan cũng được vợ chồng Việt Hương và nhiều đồng nghiệp nhiệt tình tiếp đón, đưa đi du lịch, đi chơi. Đặc biệt, người hâm mộ cố nghệ sĩ Chí Tài cũng dành nhiều tình cảm cho Phương Loan.
Chuyến về nước lần này, vợ Chí Tài dự định mở cuộc gặp mặt với những người hâm mộ. Theo đó, vợ chồng Việt Hương sẽ hỗ trợ địa điểm, không gian thật đẹp để buổi offline diễn ra được ấm cúng.
Xem thêm: TỶ PHÚ XÂY 250 BIỆT THỰ TRI ÂN CẢ LÀNG
Để bày tỏ sự tri ân dành cho những người đã từng giúp đỡ mình học hành đến nơi đến chốn, tỷ phú Trần Sinh đã quyết định xây hàng loạt biệt thự để tặng mọi người trong làng.
Thông tin từ Sohu, Trần Sinh sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố qua đời sớm. Mẹ ông dù không biết chữ nhưng luôn ủng hộ việc học của con. Biết rằng, chỉ có việc học mới thay đổi được cuộc sống nên ông cố gắng học hành. Nhiều lúc thấy thương mẹ vì cực khổ lo cho con, Trần Sinh muốn bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình nhưng mẹ ông nhất quyết không đồng ý. Cuối cùng ông đã thực hiện được mong ước của mẹ và di nguyện của bố khi đậu vào khoa Kinh tế của Đại học Bắc Kinh.
Trần Sinh từ cậu học trò nghèo thành sinh viên có tiếng Đại học Bắc Kinh.
Nghe tin mừng, bà con trong làng kéo đến chúc mừng nhưng Trần Sinh vô cùng lo lắng, ông cầm giấy báo nhập học trên tay mà rưng rưng nước mắt vì nghĩ rằng gia cảnh của mình. Nghèo thế này, mẹ sẽ không đủ tiền nuôi mình ăn học: “Chẳng lẽ cuộc đời tôi dừng lại ở đây sao?”.
Như hiểu được hoàn cảnh của mẹ con Trần Sinh, bà con chòm xóm đã chia sẻ với mẹ ông: “Làng của chúng ta cuối cùng cũng có người đầu tiên đỗ đại học, vì thế, chúng ta nhất định phải cho thằng bé đi học”. Mọi người không muốn ông lại nối tiếp thanh niên trai tráng ở đây, quẩn quanh với cái nghèo, không thể lấy vợ được vì con gái lớn lên đã đi hết sang nơi khác lấy chồng cho đỡ vất vả.
Trần Sinh được mọi người ủng hộ tiền để đi học, ông mang ơn dân làng rất nhiều.
Lúc này, trưởng làng đã đưa cho Trần Sinh một xấp tiền nhàu nát, có vẻ như cả làng đã gom góp lại, để lo liệu cho những ngày đầu tiên nhập học. Trần Sinh và mẹ vô cùng cảm động và không thể nào kìm được nước mắt. Thời sinh viên lay lắt qua, cuối cùng năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp và có công việc giảng dạy tại Học viện giáo dục Quảng Đông và sau đó làm tại Thành ủy Quảng Châu và Trạm Giang.
Dù công việc ổn định nhưng lương rất thấp, Trần Sinh đã quyết định nghỉ việc mặc cho mẹ phản đối, ông quyết định phải làm giàu: “Lý do hồi đó của tôi rất đơn giản: Vì tôi nghèo. Tôi chưa bao giờ đóng hay khóa cửa khi ngủ vì nơi tôi ở chẳng có thứ gì đáng để ăn trộm. Vậy nên tôi muốn làm giàu”.
Trần Sinh quyết định nghỉ việc để ra kinh doanh riêng.
Chỉ 3 năm sau khi chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi và bất động sản ông đã sở hữu khối tài sản trị giá hàng triệu USD, thành lập công ty riêng. Thành công lớn nhất của ông là bán thịt lợn sạch, đạt doanh thu 1,8 tỷ nhân dân tệ năm 2018.
Thịt lợn sạch đã làm nên thương hiệu của Trần Sinh.
Khi đã thành tỷ phú, Trần Sinh nhớ lại vùng quê của mình, ông xây trường, xây đường để nâng cao cơ sở vật chất. Đầu tư cơ sở chăn nuôi để bà con có công ăn việc làm ổn định. Sau đó ông tính đến chuyện xây nhà để tặng cho những người khi xưa đã giúp đỡ mẹ con ông. Trần Sinh mạnh tay chi 200 triệu tệ để xây 258 biệt thự, mỗi căn biệt thự rộng 280 m2, gồm 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, 1 nhà xe và vườn.
Toàn cảnh khu biệt thự mà Trần Sinh xây cho dân làng (phía trên).
Nhiều người nghe tin này đã lũ lượt từ thành phố về quê để xin nhà ở, có người kể công đòi 2 căn nhưng Trần Sinh cho biết những ai giúp ông ông đều nhớ, hơn nữa số tiền cũng có hạn. Cuối cùng, ông quyết định xây thêm 70 căn nữa để mọi người hoan hỉ, vui vẻ với nhau.
Ông Trần Sinh xây hàng loạt căn nhà để trả ơn cho bà con chòm xóm.
Mọi người vui vẻ chụp hình với biệt thự mới.
Sau khi hoàn thành xong, Trần Sinh cùng mẹ tận tay trao chìa khóa cho từng hộ. Ai nấy đều cảm kích trước tấm lòng biết trước biết sau cũng như sự hào phóng của hai mẹ con.Ông cho rằng, chỉ là tri ân sự giúp đỡ của mọi người, nhờ có bà con tặng tiền, giúp đỡ mẹ ông khi ông đi học xa mới có được Trần Sinh như ngày hôm nay. Ông còn tâm sự: “Sau này già đi rồi về với tổ tiên, tài sản cũng để lại nên tôi sẽ giúp đời, giúp người, hy vọng thế hệ con cháu sống thoải mái, có điều kiện học hành và ngôi làng của chúng ta ngày càng phát triển hơn”.
Mọi người mở tiệc ăn mừng tân gia.
Những năm về trước, ngôi làng vẫn còn nghèo khổ, người dân gặp nhiều khó khăn nhưng giờ đây, làng bắt đầu có khách du lịch nhờ homestay ven sông mà Trần Sinh xây. Ông còn mời giáo viên giỏi về làng để dạy cho học sinh, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Trần Sinh hiện là tấm gương để người trẻ ở đây noi theo và học hỏi.
Xem Thêm: Nể phục học vấn của 6 tỷ phú đô la của nước ta
Có thể thấy, học vấn của 6 tỷ phú USD Việt Nam đều rất nổi bật, có người đi du học, có người có cả bằng Tiến sĩ.
Hiện nay, việc học đại học đã không còn là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Không ít triệu phú, tỷ phú tự thân đã trở nên giàu có, dù họ không học hết đại học, thậm chí là cấp 3.6 tỷ phú USD Việt Nam
Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc học đại học trở nên kém quan trọng. Bill Gates, người từng bỏ học đại học để khởi nghiệp cũng từng khuyên rằng người trẻ nên chú trọng việc học trước khi bước vào đời. Không nói đâu xa, hãy cùng xem học vấn những người giàu nhất ở Việt Nam – các tỷ phú USD thành công nhất trên thương trường hiện tại.
Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 6,8 tỷ USD. Trước kia, ông từng là học sinh trường THPT Kim Liên, sau đso đi học ở ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội.
Vào những năm 1980, nhờ các mối quan hệ hữu nghĩ tốt đẹp với các nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc sang họ tập. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là ước mơ thoát nghèo của nhiều người Việt, với cơ hội học hỏi từ kinh tế – tài chính đến khoa học – kỹ thuật.
Ông Vượng cũng là một trong những người có thành tích xuất sắc và được đi du học thời gian đó. Năm 1987, ông giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất. Sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái đại học, vợ chồng ông chuyển tới TP. Kharkov, tại đây mở cửa hàng ăn tên Việt Nam Thăng Long. Về sau, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp với thương hiệu mì gói Mivina, khởi đầu cho hành trình xây dựng Tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam – Vingroup.
Hồ Hùng Anh
Tỷ phú Hồ Hùng Anh
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank cũng là một trong những doanh nhân lập nghiệp ở Đông Âu. NĂm 1987, vị tỷ phú này đã thi đỗ vào khóa 22 đào tạo kỹ sư ở Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau đó, ông đi học ngành kỹ sư điện ở trowfng ĐH Bách Khoa Kiev, Ukraine.
Cũng thời gian này, ông Hùng Anh gặp gỡ và quen biết với ông Nguyễn Đăng Quang, trở thành đối tác kinh doanh thân thiết. Cả hai cùng điều hành Masan Rus Trading ở Nga, chính là tiền thân tập đoàn hàng tiêu dùng Masan.
Từ năm 1997 – 2004, ông Hồ Hùng Anh giữ chức Tổng giám đốc của Masan Rus Trading, đồng thời thực hiện buôn bán hoàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Sau khi trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục tập trung xây dựng Masan với ông Đăng Quang. Mãi đến tahsng 4/2018, vị tỷ phú này mới từ bỏ mọi chức vụ ở Masan để tập trung phát triển Techcombank.
Nguyễn Đăng Quang
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch Tập đàon Masan, vốn sinh ra ở mảnh đất miền Trung nghèo khó. Nhờ sự chăm chỉ vượt khó và tư chất thông minh, ông đã có cơ hội ra nước ngoài du học. Tuy sự nghiệp gắn với ngành kinh tế, nhưng ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của “thế hệ vàng” du học sinh Việt Nam ở Đông Âu những năm 1980-1990.
Ông tốt nghiệp bằng Thạch sĩ ngành Quản trị kinh doanh ở ĐH Kinh tế Nga Plekhanov. Đáng chú ý, ông còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân ở ĐH Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Học vấn của ông Quang quả thực “không phải dạng vừa”, khiến nhiều người ngạc nhiên khi một tiến sĩ lại đi buôn mì gói. Về việc này, ông chủ Masan từng chia sẻ ở Đại hội cổ đông 2019 rằng: “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì. Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng”.
Nguyễn Thị Phương Thảo
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Tổng Giám đốc Vietjet Air, là nữ tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam. Bà sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Hà Nội, năm 17 đã đi du học và sớm nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh với thành tích học tập xuất sắ.c
Được biết, nữ tỷ phú có 2 bằng cử nhân, 1 bằng Tiến sĩ. Trong đó, bà có bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow, bằng Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Moscow và bằng Tiến sĩ ngành điều khiển học kinh tế của học viện Mendeleev.
Bên cạnh việc điều hành hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà Thảo còn cùng chồng là ông Thanh Hùng điều hành hệ sinh thái Sovico Group – tập đoàn hoạt động trong ngành hàng không, tài chính ngân hàng, năng lượng, bất động sản.
Trần Đình Long
Tỷ phú Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, vốn là một học sinh giỏi văn và mê văn học cổ điển. Dù từng có tên trong đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở trường, khi vào đại học ông lại học Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từng bị đồng nghiệp mỉa mai là “không biết gì về thép”, ông Trần Đình Long cùng các cộng sự gây dựng Hòa Phát thành tập đoàn tư nhân sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Vào tháng 4/2021, do giá trị cổ phiếu tăng mạnh, ông chủ Hòa Phát đã vượt qua bà Phương Thảo để trở thành người giàu thứ nhì Việt Nam.
Trần Bá Dương
Tỷ phú Trần Bá Dương
Ông Trần Bá Dương là Chủ tịch HĐQT CTCP Ô tô Trường Hải, sáng lập ra THACO vào năm 1997. Ban đầu, THACO chỉ chuyên bán xe, sau đã trở thành cơ sở lắp ráp xe cho nhiều thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda,…
Ông Trần Bá Dương sinh ra trong một gia đình đông con ở Thừa Thiên – Huế, sau chuyển vào Đà Lạt sinh sống. Ông có bằng cử nhân Đại học Bách Khoa TP.HCM chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp. Dưới sự lãnh đạo của ông, hiện nay THACO là một trong những công ty xe lớn nhất Việt Nam.