Trường Giang hiện là một trong những nghệ sĩ đình đám của showbiz Việt. Nam danh hài không chỉ thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, anh còn lấn sân sang kinh doanh quán ăn và nhận nhiều lời khen. Tuy nhiên, thương hiệu “cơm quê Mười Khó” của ông xã Nhã Phương cũng không ít lần gây tranh cãi trên mạng xã hội về mức giá món ăn.
Trường Giang được nhiều khán giả yêu mến bởi lối nói chuyện gần gũi, duyên dáng. (Ảnh: 24h)
Mới đây, quán cơm của Trường Giang tiếp tục trở thành chủ đề “dậy sóng” trên TikTok. Theo đó, một cô gái vì yêu mến danh hài và cũng muốn kiểm chứng quán ăn của anh có thực sự đắt như lời đồn nên đã trực tiếp đến ăn và làm clip đánh giá. Tuy nhiên trái với cảm nhận của nhiều người, TikToker này dành khá nhiều lời khen cho quán ăn của Trường Giang. Cô cho biết quán lúc nào cũng đông khách và chủ yếu là các gia đình. Để trải nghiệm, cô gái này này gọi những món ăn đã làm nên thương hiệu của “cơm quê Mười Khó”.
“Mâm cơm đúng chất quê luôn. Mắc thiệt hay không thì mọi người coi tùy với số lượng món. Quán rất đông khách, chủ yếu là các gia đình. Mình đi 3 người gọi 4 món. Thịt luộc chấm mắm nêm 150 cành, tiếp theo là cá kho này giá 145 cành, đậm chất quê nhà miền Trung, trứng chiên 65 cành, vỏ dày nhiều thịt bằm, cuối cùng là món canh chua nêm nếm vừa vị, ăn đưa cơm. Trung bình mỗi người mất 150 cành cho bữa ăn”, TikToker nói.
Phần thịt luộc chấm mắm nêm ở quán Trường Giang có giá 150 nghìn. (Ảnh chụp màn hình TikTok Q.N)
Phần cá kho được TikToker dành nhiều lời khen. (Ảnh chụp màn hình TikTok Q.N)
Đáng chú ý, điều khiến netizen tranh cãi nhiều nhất đó chính là đĩa trứng chiên với giá 65 nghìn. So với mặt bằng chung, nhiều người cho rằng đó là mức giá quá cao cho một món ăn khá bình thường, có thể tự làm được tại nhà. Thế nhưng đối với cô gái đến trải nghiệm phân trần: “Trứng chiên giá 65 cành nhưng có phần vỏ dày, nhiều thịt bằm ăn ná thở. Vị nêm nếm vừa đủ không quá lố, không quá nhạt”.
Rất nhanh chóng, đoạn video này đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên TikTok với nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng. Một số netizen cho rằng mức giá này là khá đắt đỏ.
“Ngay món thịt luộc mà 150 nghìn được mấy miếng thế là quá mắc”.
“Riêng tôi thì thấy mắc, rẻ chỗ nào vậy”.
“Cơm quê nhưng mà giá thành phố hả”.
“Eo ôi giá vậy mà còn kêu rẻ, mình ăn một lần rồi thấy không ngon và không có ý định quay lại”.
Đĩa trứng chiên có giá 65 nghìn gây tranh cãi. (Ảnh chụp màn hình TikTok Q.N)
Tuy nhiên, nhiều người lại có ý kiến ngược lại, cho rằng mức giá này là hợp lý. Bởi lẽ, quán ăn của Trường Giang nằm ở vị trí đắc địa thuộc quận trung tâm TP.HCM nên giá của mòn ăn còn phụ thuộc vào nhiều chi phí khác như tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên,… Dân tình cũng cho rằng, người làm kinh doanh chắc hẳn đều đã tính toán rất kĩ, hơn nữa chất lượng đồ ăn cũng phù hợp với giá tiền.
“Tôi thấy mức giá này là hợp lý. Các bạn là khách nên không tính đến các chi phí khác của người làm kinh doanh nên mới thấy vậy thôi”.
“Giá như vậy mà ở thành phố, vị trí đẹp là quá bình thường”.
“Ai kêu mắc thì về nhà tự nấu ăn đi trời. Ra nhà hàng mà lại so với tự mua nấu tại nhà có kì quá không?”.
“Khẩu vị thì tùy từng người nhưng về giá mình thấy ổn”.
Vợ chồng Nhã Phương – Trường Giang trong ngày khai trương cơ sở 2 của quán ăn. (Ảnh: Ngoisao.net)
Trường Giang từng phân trần về lý do mức giá quán mình cao hơn so với thị trường. (Ảnh: Dân Việt)
Đây không phải lần đầu tiên quán cơm của nam MC gây tranh cãi về giá cả. Chính Trường Giang cũng từng thừa nhận, đồ ăn của quán ăn có giá cao so với thị trường. Tuy nhiên anh khẳng định, chất lượng đồ ăn chắc chắn tương xứng với chi phí mà thực khách bỏ ra. Chia sẻ trong một sự kiện vào năm 2019, nam danh hài xứ Quảng cho biết: “Tôi làm đồ ăn là làm thật, làm bằng cái tâm của mình. Tôi lấy đồ ăn ngon, bán ra đàng hoàng. Bởi vậy tôi dặn vợ tôi làm gì cũng vậy, phải có lãi nhưng lãi ít thôi, không ham lãi nhiều”.
Người Việt sơ tán từ Ukraine: “Nhìn thấy cờ Tổ quốc, đã thấy quê hương ở gần”

Tối 12/3, sau một tuần sơ tán từ Ukraine sang Nga, 23 bà con người Việt đã được lên máy bay trở về nước trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines. Tổ quốc đã gần kề bên họ, ai nấy đều vui mừng khôn xiết, nhưng vẫn xen lẫn âu lo cho những người còn kẹt lại.
Trưa 12/3, trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã trở thành nơi tụ họp đầm ấm trong bữa cơm trưa cho 23 người Việt sơ tán từ hai nơi của Ukraine, đến hai thành phố của Nga là Voronezh và Rostov. Đoàn gồm 9 người từ Rostov và 14 người từ Voronezh đều đi tàu hỏa lên Moscow để lên máy bay về nước vào buổi tối.
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga đã bố trí xe đi đón bà con ở các nhà ga. Đặt chân đến trụ sở của Đại sứ quán, ai nấy đều vui, cảm động vì những tình cảm ấm áp mà cộng đồng người Việt tại Nga và ở các địa phương, cũng như sự quan tâm của Đại sứ quán dành cho bà con trong những ngày qua.
Bà con chụp ảnh lưu niệm tại sân bay Sheremetyevo-Nga
Ông Nguyễn Thanh Bình, sinh sống và kinh doanh ở Donetsk-Ukraine đã 33 năm, không giấu nổi xúc động: “Khi đến Moscow, được mọi người ra tận toa tàu đón, tôi rất mừng, về đến Đại Sứ quán, bước vào Đại Sứ quán, nhìn thấy cờ Tổ quốc, vào trong tòa nhà ngửi thấy mùi hương đã thấy quê hương ở gần”.
Đại sứ Đặng Minh Khôi trao quà của Hội người Việt tại Nga cho bà con
Ông Bình cho biết, trước khi quyết định đi sơ tán, ông đã trải qua cả tuần suy nghĩ, mất ngủ, mặc dù đã đi sơ tán một lần vào năm 2014 nhưng lần này rất nhiều cảm xúc. Bởi phía sau lưng là cả cơ ngơi bao nhiêu năm xây dựng của gia đình ông và bao nhiêu bà con không về được, do các hoàn cảnh khác nhau, nên ông rất trăn trở. Nhưng giữa sự an nguy, ông đã phải chọn phương án rời Ukraine.
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga hỗ trợ bà con khai báo y tế để làm thủ tục lên máy bay
Theo lời ông, từ nhà ra biên giới chỉ 120 km nhưng phía sau đạn pháo nổ. Khi đến biên giới, nhìn thấy đoàn cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga ra đón thì ông rất vui mừng, tan biến bớt nỗi lo lắng, sợ hãi. Khi về đến Rostov thì cộng đồng người Việt ở Rostov đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho bà con từ Donetsk sang lánh nạn, có chỗ ăn ở ổn định. “Thực sự tôi rất cảm động, rất cảm ơn nhà nước đã tạo điều kiện cho bà con được trở về quê hương, thứ hai là Đại sứ, đoàn công tác của Đại sứ quán, bà con cộng đồng ở đây tạo mọi điều kiện giúp cho bà con vùng chiến sự”, ông Bình bày tỏ.
Ông Hoàng Minh Hồng, sinh sống và làm ăn ở ngoại ô thành phố Kharkov-Ukraine suốt 35 năm qua, lần này phải sơ tán sang Voronezh để về nước, có tâm trạng vui buồn lẫn lộn: “Buồn là mình ra đi không mang được gì, của cải, tài sản ở lại đấy hết, nhưng mừng là mình đã thoát thân, đến giờ phút này là mình sống rồi và sẽ được về quê hương”.
Với bà con người Việt đã sinh sống và làm ăn lâu ở Ukraine, họ đều coi nơi đó như quê hương thứ hai của mình. Bà Vũ Thị Minh Nguyệt, người đã ở Ukraine 32 năm, nghẹn ngào và không ngăn được những giọt nước mắt: “Khi lên taxi rời khỏi nơi mình ở thì rất lưu luyến, mình sống ở đấy lâu, coi như quê hương thứ hai, không muốn rời xa, gia đình, con cái ở đấy cả. Vì hoàn cảnh, mấy chị em phải bỏ lại tất cả sau lưng, quay về để an toàn cho tính mạng của mình, gia đình”.
Các cháu nhỏ về nước lần này
Hai vợ chồng bà Nguyệt đã được an toàn nhưng hai người con hiện vẫn còn kẹt lại ở gần biên giới Ba Lan. Vì thế, tâm trạng của bà vẫn hết sức thấp thỏm, lo âu, khi các con chưa được an toàn.
Bà Vũ Thị Minh Nguyệt trả lời phỏng vấn của VOV
Trong nhóm bà con người Việt sơ tán sang Voronezh, còn có một cháu bé hơn 2 tuổi đi cùng bà ngoại, trong khi bố mẹ cháu đi theo hướng khác sang Ba Lan. Chiến sự xảy ra đã ngăn họ ở hai nơi tại Ukraine không thể gặp nhau và cùng về nước. May mắn là họ đều đã được an toàn.
Hiện giờ vẫn còn một số người Việt kẹt lại ở các thành phố khác nhau của Ukraine, đối mặt với nguy hiểm của bom đạn, không có điện, nước, thiếu lương thực, thực phẩm, thông tin liên lạc khó khăn. Không thể kể hết những nỗi gian nan vất vả mà bà con người Việt tại Ukraine đã và đang phải trải qua.